Truyền thuyết Chân Lạc

Nạp Đát Kỷ cho Chu Công

Câu chuyện Chân phu nhân được họ Tào nạp làm dâu có rất nhiều truyền thuyết, phải nói đến một thuyết của sách Ngụy thị Xuân thu (魏氏春秋), đại thần Khổng Dung đã chê trách việc làm này của Tào Tháo, ví von tựa như "Nạp Đát Kỷ cho Chu Công" vậy.

袁绍之败也,而操子丕私纳甄氏。融与太祖书曰:“武王伐纣,以妲己赐周公。”太祖以融学博,谓书传所纪。后见,问之,对曰:“以今度之,想其当然耳!”

.

Khi Viên Thiệu bị bại, con trai của Tào Tháo là Tào Phi tự ý nạp Chân thị làm chính thê. Khổng Dung viết thư cho Tào Tháo nói:"Vũ vương phạt Trụ, nạp Đát Kỷ cho Chu Công". Tào Tháo bởi vì biết Khổng Dung học thức uyên bác, cho là cố truyện chưa được chép trong sách xưa. (Bởi vì các sách cổ chưa từng nghe qua chuyện Chu Vũ vương Cơ Phát đem Đát Kỷ ban cho Chu Công Cơ Đán bao giờ)

Sau lại gặp, Tào Tháo lại hỏi, Khổng Dung đáp:"Nhìn tình hình hiện tại, tức khắc sẽ hiểu!"

— "Ngụy thị Xuân thu" - 魏氏春秋

Chân hậu xuất bái

Khi Tào Phi làm Thế tử, đã từng thỉnh yến đãi các vị "Văn học duyện" (文学椽; một chức vụ cố vấn cho các công tử), khách khứa đang vui, Tào Phi mệnh Phu nhân Chân thị ra bái, các khách khứa khi ấy đều dập đầu theo lễ, duy chỉ có Lưu Trinh (刘桢) không bái tạ, ngược lại còn nhìn thẳng phu nhân, cực kỳ vô lễ. Tào Tháo nghe nói chuyện này, liền trừng phạt Lưu Trinh. Từ đó lưu truyền điển tích Chân hậu xuất bái, Lưu Trinh bình thị (甄后出拜,刘桢平视).

刘桢,字公干,少有才辩。常豫魏文帝座,见甄后不伏,武帝尝怒,配上方。武帝辇至上方,观作署,桢故匡坐正色,磨石不仰。武帝问曰:"石何如?"桢因得喻己自理,跪对曰:"石出自荆山玄岩之巅,外有五色之章,内有含和之珍,摩之不加莹,雕之不增美,禀气坚贞,受兹自然。顾其理枉屈纡绕,犹不得中。"武帝顾左右大笑,即日还宫,赦桢,复署吏。

.

Lưu Trinh, tự Công Can, thuở trẻ có tài biện luận. Ông thường dự yến của Ngụy Văn Đế (tức Tào Phi), thấy Chân hậu không cúi đầu, Vũ Đế (chỉ Tào Tháo) biết được giận lắm, biếm đi Thượng Phương.

Khi Vũ Đế ngồi xe đến Thượng Phương, đến Tác thự, Trinh đang ở giữa nhà, mài đá không ngẩng đầu lên. Vũ Đế hỏi:"Đá thế nào?". Lưu Trinh quỳ xuống nói:"Đá này từ đỉnh núi nham huyện Kinh Sơn, bên ngoài có hoa văn ngũ sắc, bên trong có vật báu. Mài đá này không thêm sáng, điêu khắc lên cũng chẳng đẹp, bẩm khí kiên trinh, thụ tư tự nhiên. Cố kì lí uổng khuất hu nhiễu, do bất đắc trung".

Vũ Đế nhìn tả hữu cười to, về lại cung thất, tha cho Trinh, phục lại chức.

— "Văn sĩ truyện" - 文士传

其后太子尝请诸文学,酒酣坐欢,命夫人甄氏出拜。坐中众人咸伏;而桢独平视。太祖闻之,乃收桢,减死输作。

.

Sau đó Thái tử thiết đãi các Văn học duyện, rượu vào cùng vui, mệnh Phu nhân Chân thị xuất bái. Các sĩ thứ khác đều dập đầu, riêng Trinh nhìn thẳng. Thái Tổ biết chuyện, giam Trinh, sau tha chết mà chỉ đi đày.

— Tam quốc chí - "Lưu Trinh truyện"

Linh xà kế

甄后既入魏宫,宫庭有一绿蛇,口中恒吐赤珠,若梧子大,不伤人,人欲害之。则不见矣。每日后梳妆,则盘结一髻形于后前,后异之,因效而为髻,巧夺天工,故后髻每日不同,号为灵蛇髻,宫人拟之,十不得一二也。视蛇之盘形而得到启发,因而仿之为髻。

.

Chân hậu nhập cung Ngụy, trong cung có một con rắn lục, trong miệng nhả ra châu ngọc màu đỏ, không tấn công người, hễ khi có người lại gần thì sẽ biến mất. Chân hậu mỗi ngày trang điểm, rắn này mới cuộn thành như hình búi tóc trước mặt bà, Chân hậu cảm thấy rất kỳ quái, cho nên mới cho người búi tóc y như búi tóc mà con rắn bày ra, xảo đoạt thiên công, mỗi ngày búi tóc của bà đều khác nhau. Đấy gọi là "Linh xà kế".

Các cung nhân bắt chước theo tóc của Chân hậu, đều không bì được độ mỹ lệ.

— "Thải lan tạp ký" - 采兰杂记

Nghiệp trung phụ nhân

窦建德,常发邺中一墓,无他物。开棺,见妇人,颜色如生,姿容绝丽,可年二十余。衣物形制,非近世者。候之,似有气息。乃收还军养之,三日而生,能言。云:“我魏文帝宫人,随甄皇后在邺,死葬于此。命当更生,而我无家属可以申诉,遂至幽隔。不知今乃何时也。”说甄后见害,了了分明。建德甚宠爱之。其后建德为太宗所灭,帝将纳之。乃具以事白,且辞曰:“妾幽闭黄壤,已三百年,非窦公何以得见今日,死乃妾之分也。”遂饮恨而卒,帝甚伤之。

.

Đậu Kiến Đức đã từng khai quật một tòa cổ mộ tại Nghiệp Thành, trong mộ không có vật phẩm gì, mở ra chỉ thấy một người phụ nữ, nhan sắc sinh động hệt như khi còn sống, tư dung diễm lệ, nhìn qua chỉ độ 20 tuổi, bộ quần áo đang mặc cũng không phải là quần áo đương thời, hơn nữa nhìn qua có vẻ là còn đang thở. Vì thế Đậu Kiến Đức đem thi thể vào doanh trại.

Ba ngày sau, người phụ nữ ấy tỉnh lại, nói:"Ta là cung nhân của Ngụy Văn Đế, đi theo Chân Hoàng hậu ở Nghiệp Thành, sau khi chết thì được táng ở đây. Mệnh được tái sinh, nhưng lại không còn thân thuộc, nên vẫn luôn ở trong mộ bấy lâu nay, bây giờ đã không biết thời nào. Sau đó, vị cung nhân này còn nói tiếp câu chuyện của Chân hậu, Đậu Kiến Đức sủng ái nàng ta lắm, đem vào hậu cung.

Sau khi Đậu Kiến Đức bị Đường Thái Tông dẹp, muốn nạp nàng ta, nhưng vị cung nhân này nói rằng:"Thiếp thân đã ở trong đất sâu hơn 300 năm, nếu không có Đậu Công thì nào đã có cơ hội trở lại dương thế. Nay Đậu Công đã chết, thiếp cũng không thể sống!". Vì thế ôm hận mà chết, Thái Tông thương tâm lắm.

— "Thái bình quảng ký" - 太平广记

Lạc Thần phú

Có ý kiến cho rằng ngoài Tào Phi, Chân phu nhân còn được một người con khác của Tào Tháo là Tào Thực đem lòng yêu.

Giả thiết này dựa vào việc năm 222, sau khi Chân phu nhân mất 1 năm, Tào Thực khi đi chầu ở kinh sư ngang qua sông Lạc, đã làm bài Lạc thần phú để tỏ lòng tấm lòng của Tào Thực đối với nữ thần con sông là Phục phi. Nhiều ý kiến cho rằng, hình tượng Phục phi tuyệt trần trong tác phẩm này chính là Chân phu nhân. Học giả Trung Quốc là Dịch Quân Tả cho rằng: Tào Thực mộng thấy gặp lại bà ở bên bờ Lạc Thủy, và bà đã tặng cho Tào Thực một chiếc gối. Khi tỉnh giấc, Tào Thực tả lâm ly trong bài phú nổi tiếng Cảm Chân phú (感甄赋), Phiên nhược kinh hồng, Uyển nhược du long, vinh diệu thu cúc, hoa mậu xuân tung. để thể hiện tấm chân tình của mình mà sau Tào Phi ghét cay ghét đắng đổi lại là Lạc Thần phú[42], vì cảm thấy tên cũ quá lộ liễu, dễ khiến người đời liên tưởng đến mối tình chị dâu em chồng giữa Tào Thực và nàng Chân.

Lạc Thần phú đồ (洛神赋图), vẽ lại Lạc Thần

Sách Chiêu minh văn tuyển thời nhà Lương có ghi lại câu chuyện này:[43]

Ngụy Đông A vương (tức Tào Thực), vào cuối đời Hán từng cầu thú con gái Chân Dật làm phi, Thái Tổ (tức Tào Tháo) lại đem nàng ban cho Ngũ quan Trung lang tướng (tức Tào Phi), Thực vì thế mà buồn bực lắm, ngày tư đêm tưởng. Những năm Hoàng Sơ, (Tào Thực) vào triều, Đế (tức Tào Phi) đem một cái gối chạm ngọc vàng của Chân hậu, Thực nhìn thấy bất giác mà khóc. Khi đó, Chân hậu đã bị Quách hậu sàm tấu mà chết. Đế biết ý, khiển Thái tử lưu yến đãi Thực, vẫn để cái gối ấy ban cho Thực.

Sau đó, Tào Thực về nằm mơ thấy được đến bờ Lạc Thủy, nhớ Chân hậu lắm, thì bỗng thấy một nữ tử đến nói:"Ta ký thác tấm lòng cho quân vương, nhưng rốt cục không được toại nguyện. Gối này là của ta từ trước khi gả, trước đã từng đưa cho Ngũ quan Trung lang tướng, nay đưa cho quân vương vậy!".

Nữ tử nói xong, liền biến mất. Sau đó, lại sai người đưa đến một ngọc châu cho Vương, Vương lấy làm ngọc bội, ra chiều vừa bi thống vừa vui sướng lắm!

Tuy nhiên trong giới sử học Trung Quốc, các học giả đều bác bỏ câu chuyện lãng mạn hóa này giữa bà và Tào Thực. Khi Tào Tháo tiến vào Nghiệp Thành bắt gia quyến họ Viên, Tào Thực mới lên 13 tuổi, vì vậy dù Chân phu nhân lấy Tào Phi và Tào Thực có tình ý với chị dâu thì bà cũng không có tình ý gì với Tào Thực. Bài Lạc Thần phú là Tào Thực làm phú về thần sông Lạc Thuỷ gần Lạc Dương, gọi là Lạc Thần, còn có tên là Phục Phi, con gái của Phục Hi. Nếu Tào Thực tưởng nhớ Chân phu nhân thì phải tôn bà làm thần sông Chương ở gần Nghiệp Thành - nơi đặt mộ bà - chứ không thể gọi bà là Lạc Thần[44].

Cũng từ đây, do hệ quả của tuyên truyền văn hóa và các câu chuyện dân gian, dù thực tế sử sách không truyền lại tên thật của bà nhưng Chân phu nhân luôn được gọi với những cái tên dựa vào câu chuyện về Lạc Thần phú, như Chân Phục (甄宓), Chân Lạc (甄洛), Chân phi (甄妃) hay Lạc Thần Phục Phi (洛神宓妃).